Thừa Tự Pháp - Bài 1 Xin đại chúng cùng tôi niệm Phật gia hộ. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa!
|
Heirs in Dhamma - Part 1 NamoTassaBhagavatoArahato Sammasambuddhassa Homage to the Blessed, the Worthy, the Perfectly Self-Enlightened One
|
Khi các Phật tử có tín tâm nơi Tam Bảo đến tuổi làm cha mẹ, họ đều hy vọng rằng những đứa con mình sẽ thật sự thừa hưởng được gia tài Pháp Bảo. |
Whenever pious Buddhists reach parenthood, they hope that their children will eventually inherit the Dhamma |
Để có thể biến mục đích này thành sự thực, ngay khi những đứa trẻ đến tuổi vị thành niên, chúng được cha mẹ khuyên đi xuất gia, trở thành Tu nữ hay Tỳ kheo, theo đúng giới luật của Phật Giáo Nguyên Thủy.
|
In order to fulfil such aim, as soon as the children come of age (reach adolescence), they are persuaded into being ordained as monks (or nuns) in the Theravada Order. |
Khi điều này xảy ra, cha mẹ chúng cảm thấy hết sức hoan hỉ và mãn nguyện.
|
The parents then feel so satisfied and exhilarated. |
Tuy nhiên, điều quan trọng là việc thừa tự pháp này, phải đúng theo những điều Đức Phật đã chỉ dẫn và chấp thuận.
|
However, it is extremely important that such inheritance complies with that which was approved of by Our Buddha. |
Di sản Pháp Bảo mà các Tỳ kheo nên kế thừa từ Đức Thế Tôn đã được trình bày chi tiết trong bài: “ Kinh Pháp Tự” thuộc Trung Bộ Kinh.
|
The particular type of Dhamma inheritance that bhikkhus should receive (or accept) from The Buddha is expounded in the Majjhima Nikāya Målapaõõàsapàli Dhammadàyàda Sutta. |
Nguồn gốc của bài “Kinh Pháp Tự” Chú giải Kinh Trung Bộ đã giải thích về hòan cảnh ra đời của bài : “ Kinh Pháp Tự “ như sau:
|
Origin of the Dhammadàyàda Sutta The Målapaõõàsa-Aññhathakathà explains the origin of The Dhammadàyàda Sutta as follows |
Bài Kinh này được Đức Thế Tôn thuyết giảng nhân dịp có vô số các tài vật đã được cúng dường tới Tăng chúng.
|
The discourse of The Dhammadàyàda Sutta was delivered by The Blessed One in regard to the abundance of material requisites that were being received by the monkhood.
|
Hàng núi các tài vật được cung kính cúng dường như mưa tới Đức Toàn Giác. |
Heaps of material requisites were also being reverentially showered upon The Fully Enlightened One.
|
Sau khi được thọ ký, Đức Bồ Tát khao khát thành tựu Quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác và Ngài đã thực hành suốt cả 4 A tăng kỳ + 100.000 Đại kiếp để viên mãn 30 Balamật.
|
After having received the definite prophecy, the Bodhisatta aspired to attain Omniscience and practiced throughout four incalculables and a hundred thousand kappas to fulfill the thirty pāramīs |
Đó là: 1.Mười Balamật bậc hạ: là từ bỏ / bố thí tất cả các vật ngoại thân ( tài sản, vợ con) 2.Mười Balamật bậc trung: là từ bỏ / bố thí các chi phần cơ thể không tổn hại mạng sống. 3.Mười Balamật bậc thượng: là bố thí sinh mạng của chính mình.
|
Which are: 1.The ten pāramīs in renouncing all animate and inanimate objects. 2.The ten (lesser) pāramīs in the offering and renunciation of ones own bodily organs and limbs. 3.The ten (noble) pāramīs in the offering of (sacrificing) ones own life. |
Trong kiếp sống cuối cùng của mình, 30 Balamật trên đã viên mãn tới mức tất cả các tài vật đủ loại, đã được cúng dường tới Đức Phật , nhiều như thác đổ.
|
During The Buddhas last existence, all these pāramīs matured together to such an extent that material requisites of all kinds came down as if showers of rain.
|
Từ tất cả các phương hướng, tất cả các loại đồ ăn, thức uống, tất cả các loại xe cộ, y áo, dầu thơm, hương hoa, đèn cầy, đèn dầu và vô số các loại tài vật khác được chở tới cúng dường bởi các hoàng tộc, các Bàlamôn giầu có và các Đại thí chủ. Họ hỏi nhau: “ Đức Thế Tôn hiện đang ở đâu? Chúng ta có thể tìm thấy Bậc Ứng cúng Cao quý nhất ở đâu? ”.
|
From all the directions of the compass, all kinds of food and drinks, all types of vehicles, every kind of robe, various kinds of perfume, flowers, candles, oil lamps and many other requisites were brought forth by the royalty, rich Brahmins and the well-endowed who would ask, "Where is The Blessed One? Where can we find The Most Exalted One?"
|
Họ đã chở tới chỗ Đức Phật hàng trăm cỗ xe được chất đầy tất cả các loại của cải vật chất đứng chờ cho tới lượt và tới giây phút được dâng cúng các phẩm vật này.
|
They would approach The Buddha in hundreds of carts laden with all forms of requisites and, they would wait for the moment and the opportunity to make their offerings.
|
Họ chờ đợi lần lượt từng người với hàng dãy dài những cỗ xe chất đầy phẩm vật trước tăng xá, vô cúng dường Đức Phật
|
They would wait to each take his turn with the carts lined up stretching to as far away as from the Buddhas resident monastery.
|
Bất cứ nơi nào Đức Phật đặt chân tới, cũng có hàng đoàn người theo sau, để chờ dịp được cúng dường đến Ngài.
|
Many would follow close behind wherever the Buddha travelled all the while waiting for an opportunity to make offerings to The Blessed One.
|
Không phải chỉ riêng Đức Phật mà cả Tăng đoàn cũng tràn ngập trong các tài vật cúng dường.
|
Not only The Buddha but also the Saïghà were inundated with offerings of material requisites.
|
Mô tả về sự phong phú tới mức thừa thãi những phẩm vật này, một số đoạn kinh Pali đã viết: "Vào thời đó, Đức Thế Tôn đã nhận được sự trọng vọng, sùng kính, tôn thờ, yêu thương, cung kính cũng như các tứ vật dụng cúng dường nhiều không kể xiết"
|
In regard to such abundance of material requisites, some Pāli texts said:
|
“ Cunda, thời điểm ấy là đỉnh cao của Tăng Chúng và Tăng Đoàn. Cunda, ta biết trước là không ở bất cứ Tăng Đoàn nào khác, lại có thể đạt tới sự cực thịnh đến như vậy, về tài vật cúng dường, về tiếng tăm và hương hoa, nhiều như trong thời của ta"
|
"Cunda, within such time has emerged the community and the society of the Saïghà. Cunda, I do not foresee the appearance of any other society of monks that has reached the utmost in receiving so much matetrial requisites, such renown and followers such as the Saïghà is receiving (now) in this my dispensation." (D. 3.104)
|
Vô số các vật phẩm cúng dường tới Tăng Đoàn
|
The abundance of offerings towards the Saïgha Bhikkhånampi yebhuyyena kappasatasahassaü tatobhiyyopi påritadànapàramisa¤jayattā tadā mahàlàbha-sakkàro uppajji. (MT. 1.180)
|
Ở đây chúng tôi muốn bàn rõ thêm về Balamật cần được phát triển bởi các vị Thánh Đệ Tử, cũng như Thời gian cần thiết để thành tựu nó
|
At this point we wish to discuss the pāramīs that need to be developed by the disciples, and the length of time required to develop them.
|
Balamật A/ Thời gian cần thiết để phát triển và thành tựu Balamật. Tasamā paccekabuddhabuddhasāvakāna sabbesa patthanā sa abhinīhāro sa icchitabbo.(ApA. 1.155.) [p.7] Theo chú giải, Đức Phật muốn tất cả các Đệ tử phải: 1.Phát Đại Thiện nguyện hướng tới Trí tuệ giác ngộ 2.Luôn có tâm khao khát mãnh liệt nhất để phát triển các Balamật ( được hiểu là sự viên mãn ) dẫn đến thành tựu Trí tuệ Giác ngộ trên.
|
Pāramī Time taken in developing/fulfilling the pāramīs Tasamā paccekabuddhabuddhasāvakāna sabbesa patthanā sa abhinīhāro sa icchitabbo.(ApA. 1.155.) [p.7] .(MA.1.180) According to this commentary the Buddha wished all His disciples to: 1.Aspire towards attaining Enlightenment Knowledge; 2.Have the earnest aspiration in developing those perfections (pāramī) that lead to the attainment of Enlightenment Knowledge.
|
“ Imesa pana sabbesampi adhikāro sa chandatati dva gasamannāgatoyeva abhinīhāro hoti. (ApA.1.158.)[p.7]” Vậy chỉ khi nào có đầy đủ được 2 điều kiện này thì các vị Đệ Tử Phật mới có khả năng thành tựu các Balamật cần thiết để dẫn đến Trí tuệ Giác ngộ. 1/ Phát Đại Thiện nguyện ( Adhikara ) hướng tới Trí tuệ giác ngộ 2/ Luôn có tâm khao khát mạnh mẽ đạt tới Trí tuệ Giác ngộ mà họ đã phát nguyện ở trên.
|
Imesa pana sabbesampi adhikāro sa chandatati dva gasamannāgatoyeva abhinīhāro hoti. (ApA.1.158.)[p.7]” (ApA.1.158) All of The Buddhas disciples are to be in full possession of: 1.The kusala of aspiration (adhikāra)
2.Strong desire to attain the Enlightenment Knowledge that they have the aspiration towards.
|
Theo cách này, vị ấy có thể phát triển được thói quen mới là tập trung vào hơi thở.
|
Only by being replete with the above two conditions will the disciples of The Buddha be able to fulfil those pāramīs that will lead them to the attainment of Enlightenment Knowledge.
|
Thế nào là Đại Thiện nguyện: Các vị Thánh Đệ Tử Phật có 3 bậc như sau: ( 1) Thượng Thanh Văn. ( 2) Đại Thanh Văn ( 3) Thường Thanh Văn.
|
The kusala of aspiration (adhikāra) It is necessary to explain the kusala of (adhikāra). Now, there are three types of the disciples of The Buddha: The Aggasàvaka or the Chief Disciple; The Mahàsàvaka or the Great Disciple; The Pakatisàvaka or the Ordinary Disciple.
|
( 1) Thượng Thanh Văn: ví dụ như Tôn giả Xá Lợi Phất và Tôn giả Mục Kiền Liên – Họ phải trải qua 1 A tăng kỳ + 100.000 đại kiếp để cuối cùng thành tựu được Trí tuệ Giác ngộ
|
Of these three types of disciples: (1)Chief Disciples such as the Ven. Sariputta and Ven.Mahàmoggallàna had to go through one incalculable and a hundred thousand aeons (kappa) to finally attain Enlightenment Knowledge.
|
( 2) Đại Thanh Văn: như Tôn giả Đại Ca Diếp, Tôn giả Anuruddhà, Tôn giả Mahakiccì, Tôn giả Anandà phải trải qua suốt 100.000 Đại kiếp để cuối cùng thành tựu Trí tuệ Giác ngộ
|
(2) Great Disciples such as the Ven. Mahàkassapa, Ven. Anuruddhà, Ven. Mahàkiccī and Ven.Anandā went through a whole one hundred thousand aeons to finally attain Enlightenment Knowledge
|
( 3) Thường Thanh Văn: phải trải qua thời gian không hạn định, cho tới lúc nào thành tựu viên mãn các Balamật, với khát khao mãnh liệt nhất.
|
(3) Ordinary Disciples need all the time that it takes for them to fulfil the pāramī of earnest aspiration. |
Khi đã thành tựu được Trí tuệ Giác ngộ theo như nguyện ước của mình, thì cả 3 bậc Thanh văn kể trên (Thượng Thanh Văn, Đại Thanh Văn và một số bậc Thường Thanh Văn ) đều có được Vô ngại giải trí.
|
When they attained The Enlightenment Knowledge that they had aspired towards, the Chief Disciples , the Great Disciples and some of the Ordinary Disciples attained the Knowledge of Discernment (Pañisambhidā¤āna) together with it.
|
Những Nhân để cho ra Quả - là sự thanh tịnh của Vô Ngại Giải Trí này, được giải thích trong bộ Thanh Tịnh Đạo và Chú Giải bộ Phân tích tạng Vi Diệu Pháp - như sau:
|
The causes for the resultant purity of the Knowledge of Discernment that these Disciples attained are explained in the respective Commentaries of the Vissudhimagga and of the Sammohavinodanã, (VsM. 2.72) and (AbA.2.372), as follows:
|
( 1) Adhigama = do các Ngài chứng ngộ Tuệ Đạo và Tuệ Quả AlaHán. |
1.Adhigama - they had attained Arahant Path&Fruition Knowledge;
|
( 2) Paryatta = do các Ngài học Pháp thuyết giảng bởi Đức Phật.
|
2.Pariyatti - they had learnt the Teachings of The Buddha;
|
( 3) Savana = do các Ngài nghe Pháp với lòng tôn kính.
|
3.Savana - they had listened to the Dhamma with reverence; |
( 4) Parapuccha = do các Ngài đã tinh thông đến từng tiểu tiết, tường tận những ý nghĩa khó hiểu hay hóc búa trong chú giải.
|
4.Paripucchà - they were well versed in the detailed, intricate and difficult meanings contained in the commentaries;
|
( 5) Pubbayoga = do có Tiền Căn – tức là do các Ngài đã gieo trồng và thành tựu việc tu tập từ những kiếp quá khứ.
|
5.Pubbayoga - they had already established/fulfilled connections in their past .
|
Trên đây là 5 nhân tố quyết định, được thành tựu nhờ có tâm khao khát mãnh liệt nhất.
|
The above five resolutions attained with earnest aspiration had been accomplished.
|
Pubbayogo nāma pubbabuddhāna sāsane gatapaccagatikabhāvena yāva anuloma gotrabhusamīpa , tāva vipassanānuyogo. (VsM.2.72.) [p.10] Yāva anuloma gotrabhusamīpanti sa!khārūpekkhāñānamāha. (Mahā Tīkā. 2.84.) [p.10] Pubbayoga = Tiền Căn ( Tiền nỗ lực ) là các thiện nghiệp mà các vị Tỳ kheo đã phát triển trong rất nhiều kiếp quá khứ trong thời kỳ Giáo Pháp của các Đức Phật quá khứ, nó được thành tựu viên mãn nhờ: ( 1) Họ đã thực hành Thiền Vipassana trong suốt thời gian đi vào làng khất thực. ( 2) Họ đã thực hành Thiền Vipassana trong suốt thời gian từ làng về Tinh xá.
|
Pubbayogo nāma pubbabuddhāna sāsane gatapaccagatikabhāvena yāva anuloma gotrabhusamīpa , tāva vipassanānuyogo. (VsM. 2.72) Yāva anuloma gotrabhusamīpanti sa!khārūpekkhāñānamāha. (MT.2.84) 1.Having practiced vipassanā bhavanā while proceeding to village on alms rounds: 2.Having practiced vipassanā bhavanà even on the way back to the monastery from village.
|
Những vị Đệ Tử đã viên mãn những phẩm chất đặc biệt của yếu tố thứ 5 là Tiền Căn này sẽ đạt được trí tuệ sau: 1.Tuệ Phân biệt Danh Sắc ( hay gọi là Danh Sắc Phân Định Trí ). 2.Tuệ Phân biệt Nhân Duyên ( hay gọi là Duyên Xác Định Trí ) 3.Tuệ Minh Sát (Vipassana)
|
The disciple who is replete with the distinctive qualities of Pubbayoga has attained the following: 1.Mentality-Materiality Definition Knowledge = nàma-rupa pariccheda-¤àna = 2.Cause-Apprehending Knowledge = paccaya-parigaha-¤àna 3.Vipassanà Insight Knowledge
|
Ba Tuệ này đã được phát triển suốt các thời kỳ Giáo Pháp của các Đức Phật quá khứ. Điều này chứng tỏ họ đã có Balamật Xuất Gia (vì đã từng là Tỳ kheo) và đã hành thiền trong suốt thời gian đi bát.
|
The above three knowledges had been developed during the dispensations of previous Buddhas. Also, vipassanà bhavanà had been practiced throughout their alms rounds, which is proof that they had developed parami as bhikkhus.
|
Năm nhân tố quyết định trên chính là điều kiện cần được phát triển để thanh tịnh hóa Vô Ngại Giải Trí.
|
The above stated five characteristics are those that need to be developed in order to purify Analytic Knowledge (pañisambhidà¤àna).
|
Trong 5 nhân trên thì : Nhân (1) : Chứng ngộ cần được viên mãn trong kiếp cuối cùng. Nhân ( 2) Học Pháp + Nhân ( 3) Nghe Pháp + Nhân ( 4) Tinh thông Pháp cần được phát triển viên mãn trong các kiếp quá khứ và trong kiếp cuối cùng khi thành tựu Vô Ngại Giải Trí
|
Of these five characteristics, that of # (1) Adhigama, needs to be fully developed in the last existence. Characteristics #(2)Pariyatti, #(3) Savana, and#(4) Paripucchà are to be developed and fulfilled during the dispensations of previous Buddhas, during past lives and, in the last life in which pañisambhidà¤àna is to be attained.
|
Nhân (5) Tiền căn – cần được thành tựu trong thời kỳ Giáo Pháp của các Đức Phật trước hoặc từ các kiếp quá khứ .
|
Characteristic #(5) Pubbayoga has to be fulfilled since during the dispensations of previous Buddhas or, since previous existences. |
Tất cả 4 nhân tố là : Học Pháp + Nghe Pháp + Tinh thông Pháp + Tiền căn được gọi là Đại Thịện Nguyện.
|
All these characteristics - Pariyatti, Savana, Paripucchà, and Pubbayoga are called the kusala of adhikāra.
|
Đại Thịện Nguyện, là hạt giống Balamật cần được học, phát triển và thành tựu nếu chúng ta muốn có trí tuệ giác ngộ. Đó là những nhân cần thiết để thực hành Đại thiện nguyện Adhikàra |
These kusala of adhikāra are the seeds of paramã that ought to be learned, developed and fulfilled if the knowledge of enlightenment that we seek is to be attained.
|
Muốn được vậy, mỗi người cần có một khát vọng cực kỳ mãnh liệt và sự kiên trì miên mật trong việc phát triển Đại Thịện Nguyện adhikāra, cho tới lúc viên mãn Trí Tuệ Giác Ngộ.
|
For this, one needs to possess an extremely earnest desire and perseverance in developing the kusala of adhikāra a for the attainment of the knowledge of enlightenment (bodhi¤àna).
|
Vậy một người chỉ cần thành tựu đủ 2 điều kiện sau là hòan thiện được các Balamật cần thiết của một vị Thanh Văn : 1/ Phát Đại Thịện Nguyện hướng tới Trí tuệ giác ngộ 2/ Luôn duy trì một khát vọng cực kỳ mãnh liệt và cháy bỏng nhằm thành tựu Đại Thịện Nguyện trên.
|
In this way only can one be replete with the two qualities required for a disciples paramã knowledge which are: 1.To have the kusala of adhikāra, 2.An intense and strong desire or ambition.
|
Trong chú giải bộ Phân tích Tạng Vi Diệu Pháp có giải thích rằng : “Pariyatti-savana-paripucchā hi pubbe hontu vā māvā, pubba ceva etarahi sa sa khārasammasana vinā patisambhidā nāma natthi. Ime pana dvepi ekato hutvā patisambhidā upatthambhetvā visadā karonti. (AbA.2.373.) [p.13] Trong 5 Nhân kể trên,#Học Pháp /# Nghe Pháp / #Tinh thông pháp là yếu tố quyết định để thành tựu Vô Ngại Giải Trí
|
Explanation from the Samohavinodanã Commentary Pariyatti-savana-paripucchā hi pubbe hontu vā māvā, pubba ceva etarahi sa sa khārasammasana vinā patisambhidā nāma natthi. Ime pana dvepi ekato hutvā patisambhidā upatthambhetvā visadā karonti. (AbA.2.373) Of the five characteristics mentioned above, #(2)Pariyatti, #(3) Savana, and#(4) Paripucchà are the determinants in the quality of pañisambhidà¤àna to be attained.
|
Nhân (5) Tiền Căn (người có hành trì và phần nào thành tựu từ kiếp quá khứ) sẽ có ảnh hưởng đến việc Chứng ngộ đạo và quả vị A la hán ở Nhân số (1)
|
The characteristic of Pubbayoga influences the attainment of Adhigama, i.e.,Path&Fruition Knowledge.
|
Cũng chính nhân tố tiền căn này khiến Vô Ngại Giải Trí khác đặc biệt hơn hẳn so với các trí tuệ khác.
|
It is also a factor which makes pañisambhidà¤àna distinct from other kinds of knowledge.
|
Dù các Nhân Học Pháp, Nghe Pháp và tinh thông Pháp có được phát triển hay không trong các kiếp thuộc thời Giáo Pháp của các Đức Phật quá khứ trước Phật Gottama cũng như các kiếp quá khứ thuộc thời Đức Phật Gottama, “Vô Ngại Giải Trí” dường như khó có thể thành tựu trừ phi nhân tố thứ 5 - Tiền Căn - đã được phát triển, với Tuệ Vipassanā thấu rõ được Thánh Đế thứ nhất là Khổ Đế và Thánh Đế thứ hai là Nguyên nhân của Khổ dưới ánh sáng của Tam Tướng là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã suốt trong các khoảng thời gian sau : Hoặc trong thời kỳ giáo pháp của các vị Phật quá khứ; - Hoặc trong các kiếp quá khứ thuộc thời kỳ giáo pháp của Đức Phật hiện tại.- Hoặc trong kiếp sống hiện tại thuộc thời kỳ giáo pháp của Đức Phật hiện tại.
|
Whether or not Pariyatti, Savana and Paripucchà had been formerly been developed during past Buddhas dispensations or during past existences, pañisambhidà¤àna is not likely to be attained unless Pubbayoga had been developed with vipassana insight of The Noble Truth of Suffering and The Noble Truth of the Origin of Suffering, viewed in the light of anicca, dukkha and anatta during either in the dispensations of past Buddhas or during past existences in the dispensation of the present Buddha or, during the present life in the present Buddhas dispensation.
|
Vô Ngại Giải Trí được thanh lọc chỉ khi nó được củng cố bằng sự trợ giúp của :Tiền Căn (nhân tố thứ 5) Tuệ Chứng Ngộ Đạo và Quả A la hán – Niết Bàn (nhân tố thứ 1)
|
The pañisambhidà¤àna knowledge is purified only when it is reinforced by the combined support of the Pubbayoga and the Adhigama (attainment of Path&Fruition Nibbàna). (AbA.2.373)
|
Tuy nhiên, có phải tất cả các vị Thánh Đệ Tử đều có Tứ Tuệ Phân Tích không ?
|
However, is it possible for all disciples of the noble ones to attain the pañisambhidà¤àna knowledge?
|
Hãy xem phần chú giải như sau : “Ariyasavako no patisambhidapatto nama natthi (AbA.2.372) “Dường như rất hiếm khả năng là không có vị Thánh Đệ tử nào mà lại không thành tựu Vô Ngại Giải Trí này”
|
Let us look at what the commentary has to say: Ariyasàvako no pañisambhidàpatto nàma natthi. (AbA. 2.372) It is highly unlikely that there will be any disciple of the noble ones who has not attained pañisambhidà¤àna knowledge.
|
Tứ Tuệ Phân Tích trong Vô Ngại Giải Trí: Trong chú giải nói về phần “Thuyết giảng về từng Thánh Đế”, Đức Phật có nói về Vô Ngại Giải Trí như sau:Dukkhe ñāna atthapatisambhidā, dukkhasamudaye ñāna dhammapatisambhidā, dukkhanirodhe ñāna atthapatisambhidā, dukkhanirodhagāminiyā pa%idāya ñāna dhammapatisambhidā, tatra dhammaniruttābhilāpe ñāna niruttipatisambhidā ñānesu ñāna patibhānapatisambhidā. (Ab.2.307.) [p.15]
|
The Four Knowledges of Pañisambhidà¤àna The commentary mentioned above refers to the Saccavàra desanà and others. In the Saccavàra desanà, the Buddha says of the Pañisambhidà¤ànaDukkhe ñāna atthapatisambhidā, dukkhasamudaye ñāna dhammapatisambhidā, dukkhanirodhe ñāna atthapatisambhidā, dukkhanirodhagāminiyā patidāya ñāna dhammapatisambhidā, tatra dhammaniruttābhilāpe ñāna niruttipa%isambhidā ñānesu ñāna patibhānapatisambhidā. (Ab.2.307.) [p.15](Vbh.2.307)
|
1.Trí Tuệ Phân Tích được Khổ Thánh Đế gọi là Nghĩa Vô Ngại Giải. atthapañisambhidà¤àna
|
|
2.Trí Tuệ Phân Tích được về Tập Thánh Đế (Nguồn gốc của Khổ) được gọi là Pháp Vô Ngại Giải. dhammapañisambhidà¤àna
|
2.Knowledge from the discernment of the Noble Truth of the Origin of Suffering is called dhammapañisambhidà¤àna.
|
3.Trí Tuệ Phân Tích được Diệt Khổ Thánh Đế được gọi là Nghĩa Vô Ngại Giải. atthapañisambhidà¤àna.
|
|
4.Trí Tuệ thấu triệt được Đạo Thánh Đế (tức Bát Chánh Đạo dẫn đến chứng ngộ Niết bàn) là Pháp Vô Ngại Giải. dhammapañisambhidà¤àna
|
4.Knowledge from the discernment of the Noble Truth of the Way to the Cessation of Suffering (the Noble Eightfold Path leading to Nibbàna) is called dhammapañisambhidà¤àna
|
Trí Tuệ phân biệt được sự khác nhau giữa hai yếu tố Nghĩa và Pháp kể trên, tức là Trí Tuệ phân tích được về từ, ngữ và Ngữ văn được gọi là Từ Vô Ngại Giải.
|
The knowledge of differentiating between these two terms, viz., attha and Dhamma, is called niruttipatisambhidà¤àna (knowledge of dialects/languages or philological analysis).
|
Trí Tuệ phân tích được lần lượt cả 3 Trí Tuệ ở trên là Nghĩa / Pháp / Từ Vô Ngại Giải được gọi là Biện Vô Ngại Giải.
|
The knowledge of atthapañisambhidà¤àna, dhammapañisambhidà¤a, and niruttipatisambhidà¤àna is, in turn, known as patibhànapatisambhidà¤āna. (Ab. 2.307)
|
Cần lưu ý rằng trong Vô Ngại Giải trí trên chính nhờ Nghĩa Vô Ngại Giải và Pháp Vô Ngại Giải mà Tứ Thánh Đế mới có thể được phân tích thấu suốt và liễu ngộ.
|
It must be noted that of the above mentioned pañisambhidà knowledges, atthapañisambhidà¤àna and dhammapañisambhidà¤àna are the knowledges by which the Four Noble Truths can be penetratively discerned.
|
Luân Đế và Ly Luân Đế : “Tattha purimāni dve saccāni va%%a , pacchimāni viva%%a . Tesu bhikkhuni vane kamma%%hānābhiniveso hoti, vivate natthi abhiniveso (AbA. 2.109.) [p.16]Ý nghĩa của câu kệ Pali trên là trong 4 Thánh Đế: 1.Khổ Thánh Đế và Tập Thánh Đế (tức nguyên nhân của Khổ) thuộc về Luân Đế (tức là Sự thật về vòng Luân hồi)
|
Vaññasacca and vivaññasacca Tattha purimāni dve saccāni va%%a , pacchimāni viva%%a . Tesu bhikkhuni vane kamma%%hānābhiniveso hoti, vivate natthi abhiniveso (AbA. 2.109.) [p.16]. (AbA.2.109) The meaning is: of the Four Noble Truths, Dukkhasacca and Samudayasacca (the Noble Truth of Suffering and the Noble Truth of the Origin of Suffering) are Vaññasacca, the Truth(s) of the Round of Rebirth.
|
Diệt Khổ Thánh Đế là Pháp Vô Vi Niết Bàn và Trí Tuệ của một bậc A la hán được thành tựu nhờ Bát Thánh Đạo (Đạo Thánh Đế) , dẫn đến việc giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử - được gọi là Ly Luân Đế
|
The Noble Truth of the Cessation of Suffering (Nirodhasacca) which is the Dhamma of the unconditioned state of Nibbàna and, the Arahant Knowledge borne of the Noble Eightfold Path leading to the liberation from the round of rebirth (samsàra) is what is known as vivaññasacca
|
Hành giả thực tập thiền Vipassanā cần phải thấu hiểu và có Tuệ Minh Sát về 2 Đế đầu tiên là Khổ và Tập Thánh Đế - thuộc Luân Đế.
|
The meditator who is practising vipassanà bhàvanà has to discern and to have insight knowledge of the Noble Truths of Suffering and of the Origin of Suffering which are of vaññasacca.
|
Còn 2 Đế sau là Diệt và Đạo Thánh Đế thuộc Ly Luân Đế thì không có Tuệ Minh Sát
|
Of the two Truths of vivaññasacca there is no vipassanà insight. (AbA.2.109) |
Đối tượng của Tuệ Vipassanā: Như trong đoạn kinh Pali và chú giải ở trên, Hành Thiền Vipassanā bao gồm việc liễu ngộ được về Khổ Đế và Tập Đế .Hai Thánh Đế này chính là Đối tượng Pháp của Tuệ Vipassanā.
|
The object of vipassanà Knowledge As contained in the Pàli and the commentaries mentioned above, vipassanà bhàvanà meditation involves discernment of the Noble Truth of Suffering and of the Origin of Suffering. These two of vaññasacca are the Dhamma objects of vipassanà knowledge.
|
“Aniccādivasena vividhehi ākārehi dhamme passatīti vipassana. (AbA. 2.109.) [p.17]” Câu kinh Pali có nghĩa là: Nó được gọi là Vipassanā bởi các Pháp thuộc 2 Thánh Đế đầu tiên ( là Khổ và Nguyên nhân của Khổ) được quán chiếu, liễu ngộ dưới ánh sáng của Tam Tướng - tức là 3 đặc tính Vô thường, Khổ, Vô Ngã.
|
“Aniccādivasena vividhehi ākārehi dhamme passatīti vipassana. (AbA. 2.109.) [p.17]” (AbA. 1.175) The meaning is:- It is termed vipassanà because the Dhammas of the Noble Truths of Suffering and of the Origin of Sufferingare being discerned with respect to those characteristics such as impermanence (anicca), suffering(dukkha) and non-self (anatta), et.al. (AbA. 1.175)
|
“Sa khittena pañcupādānaakkhandhā dukkha. (S.3.369; M.1.82.) [p.17] Theo bài kinh Chuyển Pháp Luân và Kinh Đại Niệm Xứ giải thích về vấn đề trên, mười một tính chất của Pháp Hữu Vi là Quá khứ,hiện tại, Tương lai, Trong, Ngoài, Thô, Tế, Cao Thấp, Xa, Gần.Trong những trạng thái kể trên vẫn còn hàm chứa tư tưởng ô nhiễm của Tham Ái - tức Chấp thủ Ngũ Uẩn – chính là Danh và Sắc. Đây là Khổ Thánh Đế.
|
“Sa khittena pañcupādānaakkhandhā dukkha. (S.3.369; M.1.82.) [p.17] According to the Dhammacakkappavattana Sutta and the Mahàsatipaññhàna Sutta discourses of the above references - the eleven nature of things that are the past, the future, the present, internal, the external, the gross, the subtle, the inferior, the excellent, the far and the near - in these states dwell the impure thoughts of craving which are the aggregates of clinging which, in turn, are materiality-mentality - the Noble Truth of Suffering |
Theo bài kinh Ngoại Đạo Xứ và Tăng Chi bộ kinh, mắt xích nối kết trong Thập Nhị Nhân Duyên chính là tiến trình Nhân – Quả. Nói cách khác, 5 Nhân trong 12 Duyên khởi là Vô Minh, Tham Ái, Thủ, Hành và Nghiệp, chính là những Pháp thuộc Tập Thánh Đế (tức Nguồn gốc của Khổ)
|
According to the Buddha in the Titthàyatana Sutta (A.1.178) of the Anguttara-Nikaya ( ) , causes and effects are the links of dependent-origination; in other words, the five causes that are avijjà (ignorance), taõhà (craving), upàdàna (clinging), saïkhàra (formations) and kamma are the dhammas of the Noble Truth of the Origin of Suffering. |
Việc đầu tiên và quan trọng nhất là một hành giả cần quán xét sự vận hành Nhân – Quả, tức là làm sao mà các Nhân của Khổ (thuộc Tập Thánh Đế) là Vô Minh / Ái / Thủ / Hành và Nghiệp - trổ ra các Quả (thuộc Khổ Đế) là: Thức / Danh Sắc / Lục Nhập / Xúc / Thọ
|
A yogi must first and foremost discern how the causes of suffering, i.e., ignorance, craving, clinging, formations and kamma result in the effects, i.e., vi¤¤àna (consciousness), mentality-materiality, saëàyatana (six sense bases), phassa (contact) and vedanà (feeling) which are the dhammas of the Noble Truth of Suffering. |
Pháp về 2 Thánh Đế đầu tiên thuộc Luân Đế này cần phải được chứng nghiệm bằng Tuệ Minh Sát (Vipassanā) dưới ánh sáng của Tam Tướng là Vô Thường / Khổ / Vô Ngã.
|
These dhammas of the Noble Truths of Suffering and the Origin of Suffering are the dhammas of vaññasacca and, they are to be discerned with vipassanà insight-knowledge in the light of the three characteristics that are anicca, dukkha and anatta.
|
“ Samudayadhammānupassī vā kāyasami viharati, vayadhammānipassī vā kāyasami viharati, samudayavayadhammānupassī kāyasami viharati. (M.1.71.) [p.18]’’ Theo chỉ dẫn của Đức Phật trong kinh Đại Niệm Xứ, vẫn chưa thể gọi là đủ, nếu 1 hành giả bằng Tuệ Minh Sát - quán chiếu sự vận hành Nhân – Quả của 5 yếu tố thuộc Nhân (như đã nói ở trên) và Quả của nó trên Ngũ Uẩn này.
|
“ Samudayadhammānupassī vā kāyasami viharati, vayadhammānipassī vā kāyasami viharati, samudayavayadhammānupassī kāyasami viharati. (M.1.71.) [p.18]’’ According to the Buddhas instructions in the Mahàsatipaññhàna Sutta discourse, it is not enough for a yogi to discern with vipassanà insight the workings of the five causes of suffering that are avijjà (ignorance), taõhà (craving), upàdàna (clinging), saïkhàra (formations) and kamma and their effect upon the five aggregates.
|
Điều cần thiết là hành giả phải hiểu rõ và khám phá ra bằng cách nào Tuệ Đạo của một bậc A la hán có thể diệt tận gốc rễ, không còn dư sót 5 Nhân của Tập Đế là : Vô Minh / Tham Ái / Thủ / Hành / Nghiệp. Họ cũng hiểu được kết quả tương ưng sẽ ra sao khi 5 Nhân tái sanh trên bị Diệt sau Vô Dư Niết Bàn. Đây là Tinh Chất Vô Sanh (không còn sanh trở lại).
|
It is necessary to be able to discern and to discover / realise how by Arahant Path Knowledge these causes of suffering are eradicated never to recur and consequently, realise how the results that are the five aggregates cease to recur after the final parinibbàna. This is known as anuppàda (non-recurrence) characteristic / nature. |
Chú giải và Đại Sớ Giải của Thanh Tịnh Đạo cũng giải thích như vậy. Trong chú giải của Thanh Tịnh Đạo còn giải thích thêm là : Đạo Đế xuất hiện khi sự sanh diệt của các Hành được quán chiếu bằng Tuệ Vipassanā Hiệp Thế.
|
The commentary to the Visuddhimagga and the Visuddhimagga Mahà Tãkà sub-commentary explain likewise. (VsM. 2.267), (VsMT. 2.421) |
Điều cần thiết đối với các Hành giả là đầu tiên, họ phải kinh nghiệm thấu đáo bằng Tuệ Minh Sát Hiệp Thế, để sau đó có thể đạt được Tuệ Đạo A la hán (Thuộc Đạo Đế Siêu Thế), nhờ đó chứng ngộ được trạng thái vô vi Niết Bàn.
|
It is necessary for the meditator to first penetratively discern with mundane vipassana knowledge in order to be able to attain Arahant Path Knowledge (supramundane Path Truth) with which to realise that unconditioned state of Nibbàna. (MA. 2.165) |